Phòng Thủy khí công nghiệp và Môi trường

TRƯỞNG PHÒNG: Nguyễn Thế Đức
Email: [email protected]
Điện thoại:


Danh sách cán bộ phòng :


1. Nguyễn Thế Đức (trưởng phòng)
2. Trương Thị Phượng
3. Dương Thị Thanh Tâm
4. Nguyễn Quang Thái
5. Nguyễn Văn Tùng
6. Hà Tiến Vinh

Trưởng phòng: PGS.TS.NguyễnThế Đức
Điện thoại: (84-24) 38329706 
Email: [email protected]

 

Lực lượng cán bộ:

 

Lực lượng nghiên cứu 8 cán bộ, trong đó có 01 PGS.TS, 02 tiến sĩ, 05 thạc sĩ.
    PGS. TS. Nguyễn Thế Đức
    TS Nguyễn Hồng Phan
    TS Nguyễn Văn Thắng
    ThS Hà Tiến Vinh
    ThS Trương Thị Phượng
    ThS Nguyễn Văn Tùng
    ThS Nguyễn Quang Thái
    ThS Dương Thị Thanh Tâm


Trang thiết bị:

    Hệ ống khí động: để nghiên cứu khí động lực học dòng chảy khí bao quanh các vật thể, thiết bị, công trình
    Hệ ống thủy động: để nghiên cứu thủy động lực học dòng chảy bao quanh các vật thể, thiết bị, công trình dưới nước
    Hệ đo lường thu thập dữ liệu số vạn năng: Ghép nối và điều khiển; Thu thập và số hóa tín hiệu điện áp (hoặc dòng) từ các đầu đo như đầu đo nhiệt độ, áp suất v.v.
    Hệ thống PIV 3 chiều: Đo đạc trường vận tốc 2, 3 chiều dòng chảy chất lỏng, khí sử dụng phương pháp quang học và xử lý ảnh
    Hệ thí nghiệm dòng chảy một pha/hai pha trong ống đứng: nghiên cứu thủy động lực học dòng chảy một/hai pha lỏng khí trong ống
    Hệ thí nghiệm dòng chảy chuyển pha lỏng – hơi có trao đổi nhiệt chất
    Hệ đo đạc phân bố trường vận tốc dòng chảy bằng phương pháp siêu âm – UVP.
    Các phần mềm mô phỏng, tính toán dòng chảy công nghiệp, môi trường, vỉa dầu, đường ống, chất lượng nước, không khí (RELAP5, ANSYS FLUENT 15, OpenFOAM, CMG, PipeSim, AirSim, EFDC…)

Lĩnh vực hoạt động:

Nghiên cứu khoa học

    Nghiên cứu cơ bản, lý thuyết các bài toán cơ học chất lỏng, chất khí, nhiệt thủy động lực học dòng chảy lỏng/ khí/ hạt.
    Nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình số trị, mô phỏng, tính toán và phân tích động lực học dòng chảy có xét đến tương tác, và trao đổi nhiệt, chất và chuyển pha trong môi trường nhiều pha.
    Nghiên cứu phát triển các hệ thống thí nghiệm và tiến hành thực nghiệm trong lĩnh vực thủy khí công nghiệp và môi trường lục địa.
Cụ thể, trong những năm gần đây đã:
    Ứng dụng, triển khai các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực thủy khí công nghiệp và môi trường trên thế giới vào sản xuất và đào tạo ở Việt Nam.
    Nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ trong công nghiệp khai thác, vận chuyển dầu khí: mô phỏng vỉa dầu, vận chuyển dầu khí trong đường ống, ăn mòn đường ống…
    Nghiên cứu các vấn đề về tối ưu hóa quá trình vận hành, an toàn nhiệt thủy động lực học trong công nghiệp năng lượng, mô phỏng thủy nhiệt và phân tích an toàn lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân.v.v.
    Nghiên cứu mô phỏng nhiệt thủy động lực học dòng chảy và chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí…
    Nghiên cứu đo đạc, tính toán dòng chảy công nghiệp và môi trường…

Đào tạo

    Tham gia đào tạo đại học (hướng dẫn sinh viên hệ cử nhân và kỹ sư thực tập, làm đồ án và khóa luận tốt nghiệp) tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội; sau đại học (hướng dẫn thạc sỹ, nghiên cứu sinh) về thủy khí công nghiệp và môi trường tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện HL KH&CN Việt Nam.
    Hợp tác đào tạo với nước ngoài: Nhật Bản, Bỉ …

Thành tựu chính đã đạt được

Từ năm 2014 đến nay, Phòng Thủy khí Công nghiệp và Môi trường Lục địa đã và đang chủ trì, tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và phát triển Khoa học Công nghệ cấp Viện Hàn lâm, trong đó:

    01 Đề tài độc lập: Xây dựng mô hình vật lý nghiên cứu đo đạc trường vận tốc bằng phương pháp thủy động lực học số (CFD) và ảnh chất điểm (PIV). Mã số: VAST.ĐL.03/13-14;
    05 đề tài thuộc hướng KHCN ưu tiên: Công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa và công nghệ vũ trụ (VAST01): Thiết kế và phát triển hệ thống đo đạc profile vận tốc dòng chảy chất lỏng dựa trên hiệu ứng Doppler của sóng trên âm. Mã số: VAST01.01/13-14; Xây dựng hệ thống thí nghiệm tự động thu thập, lưu trữ tín hiệu và đo đạc dòng chảy bọt hai pha không có hoặc có trao đổi nhiệt chất. Mã số: VAST01.01/16-17; Xây dựng hệ thống thí nghiệm tự động thu thập, lưu trữ dữ liệu và đo đạc dòng chảy bọt hai pha không có hoặc có trao đổi nhiệt chất. Mã số: VAST01.01/16-17; Đo đạc và mô phỏng trường gió, trường áp suất quanh cụm công trình xây dựng và phương tiện giao thông bằng phương pháp ảnh chất điểm (PIV) và phương pháp động lực học số (CFD). Mã số: VAST01.04/16-17; Phát triển, mở rộng chương trình mã nguồn mở OpenFOAM cho tính toán dòng chảy bao quanh tàu đơn thân và đa thân; ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu. Mã số: VAST01.04/17-18;
    01 Nhiệm vụ hợp tác quốc tế với Liên Bang Nga: Dòng thấm và truyền sóng trong cấu trúc rỗng có xét đến chuyển pha. Mã số: VAST.HTQT.NGA.01/17-18;
    01 Đề tài do Hội đồng ngành Khoa học Công nghệ Biển, VAST đặt hàng: Tính toán thiết kế đạn dùng cho súng đa năng bắn ở hai môi trường nước và không khí. Mã số: VAST.HĐN.01/15-16.

Đã công bố trên 50 bài báo khoa học tại các tạp chí, hội nghị chuyên ngành Quốc tế và trong nước, trong đó có nhiều bài báo được xếp hạng SCI, SCIE, SCOPUS,..

Phòng có quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Triển khai ứng dụng, hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài như: Viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản; Viện Cơ học lý thuyết và Ứng dụng của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga; Đại học Ghent (Bỉ)… trong nghiên cứu cơ bản, ứng dụng về thủy khí công nghiệp, năng lượng, môi trường.