Trưởng phòng: TS. Phạm Thị Minh Hạnh
Điện thoại: 04 37628 320, di động: 0987879763
Email: [email protected]
Lực lượng cán bộ:
Lực lượng nghiên cứu gồm 21 cán bộ biên chế, trong đó có 01 PGS.TS; 05 tiến sĩ, 14 thạc sỹ và 1 kỹ sư, thuộc các chuyên ngành Cơ học chất lỏng; Khí tượng, thủy văn và Hải dương học; Thủy động lực học; Quản lý Môi trường và đánh giá rủi ro thiên tai, Địa chất; Điện tử viễn thông.
TS. Phạm Thị Minh Hạnh
TS. Lê Như Ngà
PGS. TS. Đinh Văn Mạnh
Ths. Nguyễn Thanh Cơ
Ths. Trương Mạnh Chiến
Ths. Nguyễn Thị Kiều Duyên
Ths. Dương Công Điển
Ths. Đỗ Thị Thu Hà
Ths. Đặng Song Hà
Ths. Nguyễn Thiếu Hoa
KS. Nguyễn Tiến Hùng
Ths. Lê Thị Hường
TS. Lê Xuân Hoàn
Ths. Nguyễn Văn Mơi
TS. Phạm Thành Nam
Ths. Nguyễn Thị Kim Nga
Ths. Nguyễn Vũ Thắng
Ths. Đào Thị Thủy
Ths. Trịnh Thị Thu Thủy
Ths. Lê Thị Hồng Vân
TS. Phan Ngọc Vinh
Trang thiết bị
Hệ thống máy đo hiện trường đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy-hải văn và chất lượng nước;
Thiết bị phân tích hóa học môi trường biển trong phòng thí nghiệm;
Phần mềm chuyên dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực thủy thạch động lực và môi trường biển.
Một số thiết bị mới được trang bị:
Máy đo tổng hợp sóng, dòng chảy; Thiết bị đo lưu lượng; Máy đo độ sâu cầm tay
Máy quang phổ UV-VIS; Thiết bị kiểm tra vi sinh hiện trường; Thiết bị sàng rây phân tích cấp hạt
Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu TOA/DKK WQC24; Bộ thiết bị đo chỉ số COD; Thiết bị lấy mẫu nước theo tầng
Lĩnh vực hoạt động
Phòng Cơ học và Môi trường Biển hiện đang triển khai 4 hướng hoạt động chính bao gồm:
1.Thủy động lực biển và biến động đường bờ
Phát triển và hoàn thiện các mô hình tính và mô hình dự báo biến động thủy-thạch-động lực biển.
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng biển
Nghiên cứu biến động đường bờ và lập phương án phục hồi, thích nghi
Nghiên cứu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai động đất và sóng thần ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam
2.Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động môi trường
Quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường và lập các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm
Đánh giá tình trạng ô nhiễm xuyên biên giới, xác định điểm nóng, điểm nhạy cảm môi trường biển
Mô phỏng lan truyền chất, tính toán tải lượng ô nhiễm và năng lực tải môi trường
Đánh giá biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng đến môi trường
3.Cơ sở dữ liệu và GIS
Lập bản đồ phục vụ quản lý môi trường biển
Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ môi trường các tỉnh ven biển
4. Khảo sát khí tượng-thủy văn và môi trường
Quan trắc các yếu tố khí tượng-thủy văn: sóng, dòng chảy, thủy triều, nhiệ độ, độ ẩm, áp suất mặt biển…
Quan trắc và phân tích môi trường: chất lượng nước, trầm tích, sinh vật phù du và động vật đáy …
Thành tựu chính đã đạt được
* Một số kết quả nghiên cứu nổi bật:
Đề tài ủy quyền thực hiện tại Viện Hàn lâm KHCNVN, thuộc Sự nghiệp Bảo vệ môi trường. Quan trắc và Phân tích Môi trường Biển miền Trung, 1996 đến nay.
Đề tài Hợp tác quốc tế. Nghiên cứu động lực bãi biển và dự báo biến động bãi khu vực ven bờ biển Việt Nam và Liên bang Nga”, Hợp tác với: Liên bang Nga. 2014-2015.
Đề tài nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED). Mô phỏng dài hạn sự vận chuyển bùn cát và biến đổi địa mạo ven bờ. 2014-2015.
Đề tài nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED). Xây dựng mô hình số mô phỏng sự thay đổi địa hình đáy biển do sóng và dòng chảy. 2015-2016.
Đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN : Xây dựng mô hình số mô phỏng sự thay đổi địa hình đáy biển do sóng và dòng chảy. 2015-2016.
Nhiệm vụ đột xuất, đặc biệt Hợp đồng với NAFOSTED, Bộ Khoa học và Công nghệ “Phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung”. 2016.
Hợp đồng với Cục Quản lý khai thác Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về “Phân vùng chức năng và lập quy hoạch, kế hoach sử dụng biển Việt Nam”, Đề án: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam. 2016.
Hợp đồng dịch vụ KHCN. Khảo sát, thiết lập mô hình đánh giá xả nước thải ra bề mặt biển cho Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. 2017.
Hợp đồng dịch vụ KHCN “Tư vấn thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025” thuộc đề án: “Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025”. 2014-2015.
Đề tài hợp tác với địa phương. Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp phòng tránh dòng Rip tại các bãi tắm du lịch tỉnh Hà Tĩnh. 2017-2018.
Đề tài KHCN cấp cơ sở: 20 đề tài
* Về công trình công bố:
Trong 5 năm gần đây, cán bộ phòng Cơ học và Môi trường Biển đã công bố gần 60 công trình trên các tạp chí và tuyển tập hội nghị khoa học trong nước và Quốc tế. Trong đó có 7 công trình thuộc danh mục ISI và 1 sách chuyên khảo.
Sách chuyên khảo. Nước dâng do bão vùng biển ven bờ Việt Nam. Đinh Văn Mạnh (chủ biên), Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Việt Liên. Nhà xuất bản Khoc học tự nhiên và Công nghệ. 2018. ISBN: 978-604-913-788-4
Pham Thanh Nam, Hocine Oumeraci, Magnus Larson, Hans Hanson. 2014. Modeling undertow due to random waves. Ocean Dynamics. 64 (8), 1209-1219.
Pham Thanh Nam, Magnus Larson, Hans Hanson, Hocine Oumeraci. 2017. Model of nearshore random wave transformation: validation against laboratory and field data. Ocean Engineering, ISSN: 0029-8018. 135, 183-193
Phung Dang Hieu, Phan Ngoc Vinh, Du Van Toan, Nguyen Thanh Son. 2014. Study of Wave – Wind Interaction at a Seawall Using a Numerical Wave Channel. Applied Mathematical Modeling Journal. 38, 5149-5159.
N. Chung, N.D. Anhb, N.N. Hieu, D.V. Manh. 2017. Extension of dual equivalent linearization to nonlinear analysis of thermal behavior of a two-node model for small satellites in Low Earth Orbit. International Journal of Mechanical Sciences. ISSN: 0020-7403. 133, 513-523.
Tien Dat Pham, Dieu Tien Bui, Kunihiko Yoshino, Nga Nhu Le. 2018. Optimized rule‐based logistic model tree algorithm for mapping mangrove species using ALOS PALSAR imagery and GIS in the tropical region. Environmental Earth Sciences, ISSN: 1866-6280. 77 (5), Article 159.
Tien Dat Pham,Kunihiko Yoshino, Nga Nhu Le, Dieu Tien Bui. 2018. Estimating aboveground biomass of a mangrove plantation on the Northern coast of Vietnam using machine learning techniques with an integration of ALOS-2 PALSAR-2 and Sentinel-2A data. International Journal of Remote Sensing, ISSN: 0143-1161. International Journal of Remote Sensing, ISSN: 0143-1161.
Pham Thi Minh Hanh, Duong Thanh Nghi, Tran Dinh Lan, Nguyen Van Quan, Dang The Ba, Pham Hung Viet. 2018. The status and distribution of PCBs along the coast of Vietnam. Environ Geochem Health. Print ISSN: 0269-4042, Online ISSN: 1573-2983.
Nguyễn Thanh Cơ, Đinh Văn Mạnh. 2018. Các đặc trưng bão và nước dâng do bão ở các vùng bờ nước ta. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. ISSN: 1859-3097. 18 (1), 1-9.
* Về công tác đào tạo đại học và sau đại học:
Tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp với các trường Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa. Hiện phòng có 2 nghiên cứu sinh đang trong quá trình học tập.
* Về hợp tác Quốc tế:
Phòng Cơ học Biển thường xuyên xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước như: Nga, Ba Lan, Thụy Điển, Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học.